0

Nghiên cứu về loài mối

Trên thế giới việc nghiên cứu bộ cánh đều đã được tiến hành từ lâu. Smaethman, 1781 công bố công trình nghiên cứu phân loại mối. Linnacus vào năm 1785 đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Apterygota) thuộc giống Termes. Holmgreen (1911,1912) người đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và đặt nền móng cho phân loại học về mối. Trên cơ sở này các nhà phân loại học như Light,1921;Grasse,1949
DIỆT MỐI TẬN GỐC

  • Trên thế giới việc nghiên cứu bộ cánh đều đã được tiến hành từ lâu. Smaethman, 1781 công bố công trình nghiên cứu phân loại mối. Linnacus vào năm 1785 đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Apterygota) thuộc giống Termes. Holmgreen (1911,1912) người đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và đặt nền móng cho phân loại học về mối. Trên cơ sở này các nhà phân loại học như Light,1921;Grasse,1949… đã hiệu đính và xác lập bộ cánh đều tương đối ổn định (trích theo [1; 9] ) Snyder, 1949 đã xuất bản cuốn sách danh mục về mối trên thế giới,  ông đã lập được một danh sách các loài thuộc 5 họ, trong đó có họ Termitinae. Ông có đưa ra những mô tả sơ bộ về hình thái loài M. pakistanicus là cơ sở để nhận biết loài này trong tự nhiên. (trích theo [3,6] )
    Trong các công trình nghiên cứu về khu hệ mối các tác giả đã thành lập nhiều khoá định loại các taxon trong bộ cánh đều, như khoá định loại của Ahmad (1955) khi nghiên cứu mối ở Thái Lan, của Roonwal (1962) khi nghiên cứu mối ở Ấn Độ… Các khoá định loại của các tác giả đã đặt tên, vẽ và mô tả chi tiết đặc điểm cấu tạo hình thái đầu, hàm, môi, râu và các tấm lưng ngực của mối lính lớn của loài Microtermes pakistanicus…nhưng các đặc điểm về cấu trúc tổ, đặc điểm phân bố và phân hoá các đẳng cấp của loài lúc đó chưa có tác giả nào đề cập [18,25].
    Đến năm 1965, Ahmad bổ sung thêm vào khoá định loại năm 1955 của mình các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài M. pakistanicus,góp phần  rất lớn trong việc phát hiện và phòng trừ loại mối gây hại này.
    Những tu chỉnh bổ sung về thành phần loài mối và những đề xuất cải tiến về thành lập họ, giống mới vẫn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
    Trước đòi hỏi phải thống nhất cách đo đạc để phân loại, Roonwal đã đưa ra bản thống nhất cách đo đạc mối vào năm 1969 [20]. Hầu như tất cả các khoá định loại hiện nay nói chung, đối với loài mối M. pakistanicus nói riêng đều dựa trên cơ sở so sánh về hình thái ngoài của mối. Tuy nhiên sự khác biệt về hình thái giữa các loài nhiều khi không rõ rang dẫn đến sự nhầm lẫn khi phân loại. Oshima (1914), Light (1921), Kemner (1930, 1933, 1934) nhầm lẫn loài M. Pakistanicus ở các vùng khác nhau nên đã cho nhiều tên khác nhau. Về sau chính các tác giả này đã kiểm tra và đính chính lại chuyển thành synonym Microtermes pakistanicus. Để khắc phục tình trạng đó, đã có một số công trình nghiên cứu cấu trúc lớp biểu bì, cấu trúc ADN của loài mối này. Nhưng những kết quả này chỉ cho phép tách ra được các nhóm loài chứ chưa tách ra được từng loài (Kaib, Richard, 1994). Trích theo Nguyễn Tân Vương, [3]
    Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, có sự khác biệt lớn về khí hậu và địa hình với các vùng lân cận nên thành phần loài mối cũng khá phong phú. Công trình nghiên cứu đầu tiên về mối ở Việt Nam là của tác giả J>Batheller, 1927. Khi nghiên cứu khu hệ mối Đông Dương, ông đã mô tả hình thái, sinh thái của 9 loài trong đó Việt Nam có 17 loài. Tuy nhiên loài Microtermes pakistannicus cũng chỉ được nghiên cứu về các đặc điểm hình thái, sinh học và phân bố trong tự nhiên [19]
    DIET MOI TAN GOC
    Công trình có giá trị nhất về phòng trừ mối mà đến nay chúng ta  vẫn áp dụng là của tác giả Allurad vào năm 1947
    Từ những năm 60 của thế kỉ XX trở về đây, nhóm côn trùng này đã gây chú ý nhiều hơn và thu hút nhiều cán bộ của Việt Nam tham gia nghiên cứu  như Bùi Huy Dưỡng, Nguyễn Xuân Khu, Vũ Văn Tuyển…tuy nhiên, mặt mạnh vẫn chỉ là những kinh nghiệm về phòng chống mối và đặc điểm sinh thái sinh học của một số loài gây hại chính. Những dẫn liệu về cấu trúc tổ mối loài M. pakistanicus trong các nghiên cứu của Vũ Văn Tuyển cho rằng loài có cấu trúc tổ nổi giống với cấu trúc tổ của một số loài thuộc giống Macrotermes [11, 12].
    Công trình nghiên cứu đáng chú ý nhất là của Nguyễn Đức Khảm, 1975 về mối miền bắc Việt Nam, tác giả mô tả về tập tính, cấu trúc tổ, vùng phân bố của 61 loài mối ở miền bắc, trong đó loài mối M. pakistanicus được bổ sung thêm các dẫn liệu về thời kì giao hoan của mối cánh, đặc điểm xây dựng tổ và vai trò của các đẳng cấp trong tổ mối.

    Những nghiên cứu về khu hệ mối, sinh học, sinh thái diệt mối cũng bắt đầu được các cơ quan nghiên cứu khoa học chú ý như các trường đại học, viện nghiên cứu của nhà nước, trong đó Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối- Viện Khoa Học Thuỷ Lợi đã có được những kết quả nghiên cứu đáng khích lệ.
     Công trình được nghiên cứu gần đây như: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài mối hại cây (2007) [17] đã đưa ra những dẫn liệu mới về cấu trúc tổng quan và chi tiết của tổ mối, tập tính kiếm ăn và xây dựng tổ của loài mối M. Pakistanicus làm cơ sở cho việc phòng trừ giảm thiểu tác hại do chúng gây ra cho sản xuất nông, lâm nghiệp đối với các tỉnh Tây Nguyên. Công trình này cho rằng cấu trúc tổ của loài có những khác biệt về hình thái so với những nhận định của Vũ Văn Tuyển trước đó. Song song với những nghiên cứu ở Miền Nam, cũng có những nghiên cứu sơ bộ về loài mối này trải dài khắp các địa phương của Miền Bắc, Miền Trung.
             Các nghiên cứu của các tác giả về phòng trừ mối cũng  đã bổ sung thêm nhiều tư liệu về tỉ lệ các loại đẳng cấp trong tổ mối các loài hại cây công nghiệp, cây rừng, và nhiều cây trồng khác [24]
             Hiện nay Viện Khoa Học Thuỷ Lợi đang có những dự án kéo dài nghiên cứu về loài mối này với số lượng lớn các thí nghiệm được bố trí, thực địa ở rất nhiều địa bàn trên toàn quốc và đã ghi nhận được những kết quả bước đầu và có ý nghĩa về đặc điểm sinh học, cấu trúc tổ và đặc biệt là loại thức ăn ưa thích của loài làm cơ sở ban đầu để nghiên cứu ra các chế phẩm phòng chống loài đạt hiệu quả.
    Công việc điều tra phân bố phân loại mối và các nghiên cứu sinh thái sinh học và các kĩ thuật phòng trừ của các tác giả từ trước đến nay đã thu được những kết quả nhất định làm cơ sở ban đầu cho việc phòng trừ và giảm thiểu các tác hại do mối gây ra, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các loài mối gây hại ngày càng phát triển mạnh mẽ, phổ rộng khắp mọi nơi, gây thiệt hại to lớn đến nền kinh tế quốc dân của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy các nghiên cứu về mối mới nhất trong lúc này không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia mà có ý nghĩa trên toàn thế giới, cần phải phát triển mở rộng nhiều nghiên cứu mới về mối.
    PHÒNG CHỐNG MỐI


096 44 00 333